Đồng Nai lấy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá. Đồng Nai đang định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh thông qua nhiều giải pháp và chính sách tập trung vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, Đồng Nai chú trọng đến việc áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất và phân bón hóa học, khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp sinh học để cải thiện chất lượng đất và quản lý sinh vật hại.
Tại hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và phổ biến Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa được tổ chức mới đây tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã thông tin dự báo sinh vật gây hại vụ đông xuân 2024 - 2025. Theo đó, đối với vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, lưu ý 2 đối tượng gây hại trên lúa gồm rầy nâu và bệnh đạo ôn. Trong đó, vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên bệnh đạo ôn thường gây hại trên những giống nhiễm nặng, ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm. Do đó, cần chú ý 2 đợt bệnh đạo ôn hại chính gồm đợt 1 vào nửa đầu tháng 02/2025, gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái (trà sớm và chính vụ), chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; đợt 2 nửa đầu tháng 3/2025, gây hại mạnh, nặng diện rộng các trà lúa đứng cái - đòng - trổ, lúa trà muộn (chủ yếu ở đồng bằng).
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) đã làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp Việt Nam. Những tiến bộ và triển vọng về phát triển, ứng dụng CNSH trong nông nghiệp vừa là công cụ tạo giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra số lượng giống lớn đồng đều về chất lượng, vừa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, được kỳ vọng là yếu tố nền móng cho sự phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, được Đảng, Nhà nước xác định là “lợi thế quốc gia”, là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, quy mô, hiệu quả của hoạt động sản xuất. Việc xây dựng, hoàn thiện, tiến tới tự chủ, làm chủ quá trình sản xuất phân bón, bảo đảm nguồn cung, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường vì thế là điều kiện tiên quyết để nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.
Sáng 22/10, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với CSIRO (Úc) tổ chức hội thảo về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Hội thảo nằm trong khuôn khổ nghiên cứu “Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp: Đề xuất các giải pháp và chính sách phù hợp với bối cảnh phát triển nông nghiệp Việt Nam” với sự tài trợ từ Chương trình Aus4Innovation của Đại sứ quán Úc. Chia sẻ về dự án nghiên cứu, TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, nghiên cứu được triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu nâng cao hiệu quả hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường mà ngành nông nghiệp đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Ðốt bỏ rơm rạ trên đồng vừa lãng phí, vừa là nguyên nhân làm phát sinh nhiều khí thải nhà kính trong quá trình sản xuất lúa gạo. Ðể nâng cao thu nhập cho nông dân gắn với giảm phát thải và thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã và đang tích cực phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm giúp nông dân thu gom rơm rạ khỏi đồng để khai thác, sử dụng theo hướng kinh tế tuần hoàn.