Khi Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, chính sách thuế cần phù hợp với các nước để thúc đẩy ngành sản xuất phân bón tự lực, tự cường.Trung Quốc, Nga và Ấn Độ là 3 nước sản xuất, xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới. Theo chính sách thuế hiện hành ở Trung Quốc, phân bón áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 13%. Trung Quốc dự kiến điều chỉnh một số chính sách thuế và trợ cấp cho phân bón, nhằm hỗ trợ các sáng kiến nông nghiệp xanh và bền vững. Tại Nga, thuế VAT là 20%, còn Ấn Độ là 13%.
UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt Quyết định số 503/QĐ-UBND về việc phát triển Đề án kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong năm 2024 – 2025 đặt ra bốn nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đề án.
Ngày 19/11, Bộ NN-PTNT làm việc với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam về đề án tổ chức “Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8” năm 2025 tại tỉnh Ninh Bình. Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam - ông Hà Phúc Mịch cho biết đã ký hiệp thư về việc Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội IFOAM hữu cơ châu Á lần thứ 8 vào năm 2025. Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đề xuất Bộ NN-PTNT cho phép xã hội hóa các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ.
Theo Chuyên gia tài chính, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi áp thuế GTGT phân bón ở mức 5% sẽ giúp nông nghiệp, nông dân được hưởng lợi nhiều nhất bởi giá cả thị trường phân bón sẽ ổn dịnh và giảm; đồng thời doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất cũng như hỗ trợ cho nông dân nhiều hơn...
Trong canh tác lúa truyền thống của người Việt Nam là duy trì mực nước ngập liên tục trong hầu hết thời gian canh tác lúa. Do vậy, khi người bạn của tôi nhắc đến dự án “Tưới ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa để thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, tôi ngơ ngác không hiểu thực hiện như vậy cây lúa sẽ phát triển ra sao, sự tò mò của tôi đã được người bạn ấy đưa về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, nơi đang thực hiện mô hình đầu tiên của tỉnh để kiểm chứng. Gặp bà Nguyễn Hương Giang, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định, bà cho biết, vụ mùa 2024 là vụ đầu tiên Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định thực hiện thí điểm dự án tín chỉ carbon và kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ trong sản xuất lúa để giảm phát thải khí Metan (CH4) tại xã Yên Phong trên diện tích 100ha, với 434 hộ dân tham gia.
Lựa chọn được giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả giúp nông dân trồng hoa ở Lâm Đồng đảm bảo nguồn hoa chất lượng, đẹp mắt để cung cấp cho thị trường hoa Tết 2025. Với diện tích canh tác khoảng 10.000 ha, hoa là cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Thời điểm hiện tại, để chuẩn bị cho vụ quan trọng nhất năm – vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán, các nhà vườn tại đây đã xuống giống và đang đẩy mạnh công tác chăm sóc, đặc biệt là phòng ngừa sâu bệnh để đảm bảo chất lượng và năng suất hoa.