Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp cây lúa khỏe, sạch sâu bệnh, giảm công lao động và chi phí bảo vệ thực vật... Để nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu cho hạt gạo nếp Bắc (giống lúa bản địa có chất lượng thơm ngon), giảm chi phí sản xuất, gia tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, vụ mùa 2024, HTX Sản xuất - Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình (xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) đã phối hợp cùng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Agri-Dynamics Việt Nam (đơn vị chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh phân bón khoáng hữu cơ sử dụng 100% nguyên liệu khoáng nhập khẩu từ Hoa Kỳ) triển khai mô hình trồng giống nếp Bắc Nghĩa Bình sử dụng phân bón hữu cơ của Công ty.
Một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến mở rộng mô hình thí điểm đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao ra nhiều huyện, thị xã trong vụ đông xuân 2024-2025. Theo đó, vụ lúa này được thí điểm ở 65 mô hình trên diện tích hơn 3.300 hecta.TTXVN đưa tin, trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn ở vụ hè thu 2024 và thu đông 2024 tại 5 tỉnh, thành phố ĐBSCL gồm Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, các địa phương dự kiến mở rộng mô hình thí điểm đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (gọi tắt là đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao) ra nhiều huyện, thị xã trong vụ đông xuân 2024-2025.
Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ NN&PTNT cho biết: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, ngày 30/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến điểm cầu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, việc sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất lúa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân ĐBSCL. Trong nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" đang được triển khai với quy mô lớn. Công ty TNHH MTV Cơ khí nông nghiệp Phan Tấn, có trụ sở tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một trong những doanh nghiệp tích cực tham gia vào đề án này, cung cấp các loại máy móc nông nghiệp hiện đại giúp cải thiện quá trình canh tác, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa năng suất cho nông dân.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL" (Đề án 1 triệu ha lúa). Ngày 29/10, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giải pháp canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL". Tại đây, Đề án 1 triệu ha lúa được nhiều đại biểu quan tâm đề cập đến.Để triển khai đề án hiệu quả, Bộ NNPTNT đã triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là triển khai các mô hình thí điểm 7 mô hình thí điểm tại 5 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang.