Trang chủ / Tin tức
Tin tức
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất

Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang hiểu được các nội dung, nguyên tắc, giải pháp ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho nông dân được trao đổi, thảo luận cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp về hiệu quả, kinh nghiệm thực tiễn và chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, giúp tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường bền vững.

Lan tỏa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Đặt nền móng, động lực cho nông nghiệp hữu cơ

Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học ngày càng được người dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) áp dụng rộng rãi. Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Ia Grai, hiện trên địa bàn huyện chưa có những điều tra, khảo sát đánh giá về thị phần sử dụng thuốc BVTV sinh học so với thuốc hóa học trên thị trường. Tuy nhiên qua theo dõi thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhận thấy, những năm gần đây, thị phần sử dụng thuốc BVTV sinh học đang có xu hướng tăng lên. Người dân ngày càng chú trọng sử dụng thuốc BVTV sinh học, chế phẩm thảo mộc, chế phẩm vi sinh... trong phòng trừ sinh vật gây hại vì tính an toàn cao, không để lại tồn dư thuốc trong nông sản, bảo đảm chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Sản xuất lúa giảm phát thải, hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu

Sản xuất lúa giảm phát thải, theo hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu và là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hội nhập quốc tế. Trường Nông nghiệp (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức tọa đàm “Nông nghiệp sáng tạo cho phát triển bền vững". Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững như tăng trưởng xanh và sản xuất lúa ở ĐBSCL; những cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh động vật theo hướng tuần hoàn và an toàn sinh học...

Hai hướng đi phù hợp cho ngành thuốc bảo vệ thực vật

Tại hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật”, do Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV) tổ chức tại TP.HCM ngày 24/7, bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý Thuốc bảo vệ thực vật (Cục BVTV) cho biết, ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam còn khá non trẻ, mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ra đời và có hiệu lực năm 2015. Đến nay, cả nước có 96 cơ sở sản xuất thuốc BVTV với tổng công suất hơn 300 nghìn tấn/năm, sản xuất được 31 dạng thuốc BVTV. Ngành thuốc BVTV hiện vẫn chưa chủ động sản xuất được hoạt chất, quy mô sản xuất nhìn chung còn thấp và phân bố không đồng đều làm gia tăng chi phí vận chuyển. Hiện vẫn chưa có cơ sở sản xuất thuốc BVTV sinh học quy mô lớn. Trong khi đó, quy mô thị trường thuốc BVTV ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường thuốc BVTV tại Việt Nam ước tính đạt 558,74 triệu USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 682,95 triệu USD vào năm 2029.

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần "đói" dinh dưỡng

Chiều nay (2/10), Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia "Đất và phân bón" với chủ đề "Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng ĐBSCL và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa". Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Bộ - Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 90% khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là vùng từng được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào với lượng phù sa cung cấp hàng năm nhiều về khối lượng và rất tốt về chất lượng, giúp cho canh tác lúa và nhiều cây trồng khác rất hiệu quả.

Những cách đơn giản để giảm phát thải

Đầu năm 2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 01/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ danh mục các lĩnh vực và gần 2.000 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê (tiêu thụ 3.000 tấn CO2e trở lên). Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 06/NĐ-CP về việc mở cửa sàn giao dịch carbon vào năm 2028, vận hành thử vào năm 2025. Là một loại hàng hóa đi kèm với nỗ lực kiểm soát, giảm nhẹ lượng phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon đã được biết đến ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề chỉ thực sự nóng lên sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có những cam kết mạnh mẽ về Net Zero tại COP26 (năm 2021). 1 tín chỉ carbon tương đương 1 tấn CO2e giảm, hấp thụ. Chẳng hạn, doanh nghiệp trong 1 năm giảm khoảng 350kg dầu diesel tiêu thụ và được tổ chức có thẩm quyền chứng nhận việc này, tương đương họ đã tạo ra 1 tín chỉ carbon và có thể giao dịch.