Trang chủ / Tin tức
Tin tức
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 19 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

tăng 18,6%), chăn nuôi 40,8 triệu USD (tăng 5,9%); riêng thủy sản 730 triệu USD (giảm 1,5%). Theo đó, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhóm hàng xuất khẩu của ngành đều tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng. Một số nhóm hàng có thể kể đến như, Nông sản 10,44 tỷ USD,

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Ngày 25/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Tham vấn kỹ thuật, triển khai dự án chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển khu vực ĐBSCL" (dự án STAR-FARM). Dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Theo đó, các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh hưởng lợi từ dự án, thời gian triển khai từ năm 2023 – 2027, với tổng vốn tài trợ 4,2 triệu Euro.

Để xuất khẩu rau đạt 1,5 tỷ USD (Bài 3): Những mô hình hay và kiến nghị

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng nhằm phát triển bền vững, trên địa bàn cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau an toàn, tập trung, cánh đồng rau mẫu lớn... Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD, bên cạnh giữ vững thị trường rau truyền thống, xúc tiến mở rộng thị trường mới..., ngành hàng rau màu còn rất nhiều việc phải làm, nhất là đẩy mạnh chế biến sâu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để xuất khẩu rau đạt 1,5 tỷ USD

Rau là cây trồng ngắn ngày, được con người sử dụng từ lâu đời vì có giá trị dinh dưỡng cao; nghề trồng rau ngày càng phát triển vì cho hiệu quả kinh tế lớn. Rau không chỉ được con người sử dụng làm thực phẩm, lương thực mà còn là thuốc. Từ xưa, ông bà ta đã có câu: “Cơm không rau, như đau không thuốc”. Nhu cầu rau xanh ngày càng tăng cả trong nước và thị trường thế giới.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống. Mới đây, tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tổ chức hội thảo "Phát triển và nhân rộng nông nghiệp hữu cơ - hướng đi cho nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu". Tham gia hội thảo có nhiều nhà khoa học đến từ các bộ, ngành, học viện trong nước và quốc tế cùng đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước địa phương, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Sơn La.

Đầu kéo cho ngành nông nghiệp: Đẩy nhanh phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao

Tập trung phát triển nền nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải carbon thấp; gắn nông nghiệp với du lịch, kết nối với công nghiệp chế biến và thị trường… là đích đến của nền nông nghiệp Việt Nam vào năm 2030. Do vậy, thời gian qua, các ngành, địa phương trên cả nước đã tích cực khuyến khích người dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển NNCNC. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, gặp không ít khó khăn, cần sớm được tháo gỡ.